CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên nghề: Sửa chữa, vận hành thiết bị nâng hạ
Trình độ đào tạo: Bậc 1 - Sơ cấp I.
Thời gian đào tạo: 03 tháng.
Đối tượng tuyển sinh: Người lao động có nhu cầu, có sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Sơ cấp
1. Mục tiêu đào tạo:
- Về kiến thức:
+ Hiểu các kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị nâng hạ.
+ Có đủ kiến thức về thiết bị nâng hạ, kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị nâng hạ.
- Về kỹ năng:
+ Thành thạo khi sử dụng các thiết bị nâng hạ.
+ Bảo dưởng, sửa chữa các hư hỏng của các thiết bị nâng hạ
+ Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động trong quá trình sử dụng các thiết bị nâng hạ.
+ Có tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc của mình.
+ Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp có nhu cầu về sử dụng lao động có khả năng vận hành thiết bị nâng hạ.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian của khóa học và thời gian thực học:
- Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05.
- Thời gian đào tạo: 03 tháng.
+ Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo: 300 giờ.
+ Thời gian học: Lý thuyết 80 giờ; thực hành 220 giờ.
3. Nội dung chương trình
MãMH,MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian của môn học, mô đun (giờ) |
||
Tổng số |
Trong đó |
|||
LT |
TH |
|||
MH 01 |
Cấu tạo thiết bị nâng hạ |
50 |
50 |
|
MH 02 |
Kỹ thuật vận hành thiết bị nâng hạ |
10 |
10 |
|
MH 03 |
An toàn lao động trong Sửa chữa, vận hành thiết bị nâng hạ |
10 |
10 |
|
MĐ 04 |
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nâng hạ |
50 |
10 |
40 |
MĐ 05 |
Thực tập Sửa chữa, vận hành thiết bị nâng hạ |
180 |
|
180 |
|
Tổng cộng |
300 |
80 |
220 |
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình:
Chương trình sơ cấp nghề Sửa chữa, vận hành thiết bị nâng hạ hạ được xây dựng trên cơ sở kết quả phân tích nghề theo phương pháp DACUM theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, chương trình gồm các môn học và các mô đun. Khi dạy các mô đun, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về trang thiết bị, vật tư, tài liệu... và cần kết hợp từng bước giữa hướng dẫn phần lý thuyết với rèn luyện tay nghề thực hành. Sau khi hoàn thành mỗi mô đun, người học phải có đủ năng lực về kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện một số công việc hoặc các bước công việc hình thành kỹ năng nghề.
Hướng dẫn thi kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học, thi tốt nghiệp thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ LĐTB và XH về việc Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ LĐTB và XH sửa đổi, bổ sung một số điều TT 42/2015/TT-BLĐTBXH.
7 Danh mục | Trang : 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|